Giải đáp câu hỏi thép xây dựng có thể tái chế được không?
Bạn đang thắc mắc rằng thép xây dựng có thể tái chế được không? Bởi ngày nay, vấn đề bảo vệ môi trường vẫn luôn được quan tâm hàng đầu. Ngoài những cách như là hạn chế đồ nhựa, không xả rác thải thì khi bạn sử dụng vật liệu tái chế sẽ là một giải pháp được nhiều người tin dùng, đặc biệt trong ngành xây dựng. Không chỉ là mang lại hiệu quả giống như vật liệu mới mà còn góp phần tiết kiệm được chi phí cũng như giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường.
Thép xây dựng có thể tái chế được không?
Việc tái chế thép đã có lịch sử khá lâu đời. Thép có khả năng biến đổi vô tận thành các vật thể mới mà không làm giảm đi chất lượng. Khi thép được tái chế, mức tiêu thụ điện giảm 80% so với sản xuất mới, giảm tác động đến môi trường và loại bỏ được hoàn toàn việc khai thác nguyên liệu thô.
Thép cũng là vật liệu xây dựng tái chế đang được rất nhiều chủ đầu tư, các công ty tư vấn thiết kế xây dựng uy tín sử dụng trong ở các công trình lớn và nhỏ với phương pháp xây nhà bằng khung thép tiền chế. Với những ưu điểm vượt trội như là tiết kiệm được thời gian, chi phí nhân công, có thể tháo dỡ và lắp ráp nhanh chóng, tạo cho không gian thoáng mát, rộng rãi hơn.
Lợi ích của việc tái chế thép xây dựng
Giảm thiểu được các bãi rác hiện tại
Lợi ích của việc tái chế thép xây dựng đầu tiên đó là tiết kiệm được không gian diện tích của các bãi rác thải. Lượng phế liệu được tái chế cũng tương đương số lượng thép được tạo ra. Việc tiết kiệm không gian sống bằng việc tái chế sắt thép là một cách tốt nhất.
Tiết kiệm một lượng lớn nguồn tài nguyên sắt trong tự nhiên
Việc tái chế xoay vòng sắt thép xây dựng đã qua sử dụng sẽ tiết kiệm không ít nguồn tài nguyên. Không những vậy, chúng ta có thể tiết kiệm được rất nhiều công sức và tiền bạc trong việc khai thác tài nguyên. Do đó thu mua phế liệu sắt thép và tái chế sẽ giúp cho việc bảo vệ được nguồn tài nguyên khoáng sản tốt nhất.
Lợi ích của việc tái chế thép xây dựng giúp bảo vệ môi trường
Bạn có thể chưa biết các loại phế liệu sắt thép xây dựng khi không được tái chế mà thải ra môi trường sẽ rất độc hại. Oxit sắt khi ngấm vào đất sẽ làm ô nhiễm nghiêm trọng đất và nước ngầm. Nó có thể gây ra các bệnh ung thư cũng như nhiều loại bệnh khác. Tất nhiên là môi trường không khí cũng ảnh hưởng.
Tạo thêm được việc làm và thu nhập cho người dân
Ngành công nghiệp tái chế đã và đang tạo nên công việc cho hàng trăm ngàn người dân ở trên khắp thế giới. Các người vô gia cư sẽ có được nguồn thu nhập ổn định không cần lo lắng về bữa cơm hàng ngày.
Việc tái chế phế liệu sắt thép phế liệu còn đem đến nguồn thu nhập nho nhỏ cho người thanh lý. Sắt phế liệu đa dạng với các mức giá khác nhau.
Giảm thiểu hiệu ứng nhà kính
Khi tái chế sắt thép, thì chúng ta đã có thể tiết kiệm được đến 15% nguyên liệu cũng như công sức so với việc sản xuất mới. Hơn nữa, việc tái chế sẽ làm giảm tối đa hiệu ứng nhà kính. Trái đất ngày càng một nóng lên, môi trường ô nhiễm do sự vô ý thức của con người. Chúng ta hãy cùng bảo vệ cuộc sống của con người trên trái đất bằng cách là dùng các sản phẩm tái chế.
Tái chế sắt thép kích thích sử dụng nguồn công nghệ xanh
Việc mọi người tích cực sử dụng các sản phẩm được làm từ nguyên liệu tái chế sẽ kích thích công nghệ xanh càng phát triển cũng như là giảm thiểu mất cân bằng sinh học.
Việc thu gom và tái chế sắt thép cũng như các loại phế liệu khác sẽ có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống và môi trường xung quanh.
Đọc thêm: Chi tiết quy trình sản xuất thép cán nóng tại Hòa Phát
Các giai đoạn chính của quy trình tái chế thép phế liệu
Thu gom thép phế liệu
Tiến hành thu gom thép phế liệu từ các nguồn như là: nhà xưởng, nhà máy đóng tàu, công trình xây dựng lớn, tàu, các công trình xây dựng có nhiều sắt thép không sử dụng được.
Sắp xếp và phân loại thép phế liệu
Phân loại và tách thép phế liệu ra khỏi các vật liệu hỗn hợp, trong quá trình tái chế sắt thép phế liệu sẽ có sự hỗ trợ của nam châm và cảm biến trong việc tách vật liệu. Ngoài ra, khi quan sát màu sắc, trọng lượng vật liệu cũng giúp chúng ta xác định đúng loại kim loại.
Băm nhỏ
Thép phế liệu sẽ được cắt và băm nhỏ để quá trình nóng chảy được thúc đẩy nhanh chóng bởi thép phế liệu dạng vụn nhỏ luôn có bề mặt lớn hơn so với khối lượng. Thép phế liệu nấu chảy thông qua phương pháp sử dụng năng lượng. Đối với thép phế liệu ở dạng ống, tấm sẽ được chuyển đổi thành các tấm nhỏ hơn.
Nóng chảy
Phế liệu thép sẽ được mang đến một cái lò cụ thể được thiết kế có tác dụng làm tan chảy thép với lượng năng lượng đáng kể. Thường thì thép phế liệu ít hơn so với năng lượng cần thiết để sản xuất thép sử dụng nguyên liệu thô. Quá trình nóng chảy lâu hay là chậm tùy thuộc vào kích thước và mức độ nhiệt của lò cũng như khối lượng kim loại.
Lọc cặn
Thanh lọc cặn được thực hiện với mục đích là đảm bảo thành phẩm cuối cùng có chất lượng tốt và không ảnh hưởng đến môi trường. Điện phân là cách tốt nhất được sử dụng để thanh lọc.
Làm lạnh (Hóa rắn)
Sau quá trình tinh chế thì thép phế liệu nóng chảy sẽ được mang theo băng chuyền giúp làm mát và hóa rắn kim loại. Đây chính là giai đoạn thép được hình thành các hình dạng cụ thể để sản xuất sản phẩm từ thép khác nhau.
Vận chuyển
Khi thép phế liệu được hóa rắn và làm lạnh thì chúng rất dễ để sử dụng. Tiếp theo, chúng sẽ được vận chuyển đến nhà máy nơi sử dụng làm nguyên liệu thô để tạo ra các sản phẩm mới. Các sản phẩm được làm từ các thanh thép phế liệu khi hết thời gian sử dụng thì quy trình chế biến thép phế liệu tiếp tục quay vòng.
Qua bài viết trên đã giúp bạn giải đáp câu hỏi thép xây dựng có thể tái chế được không? Trong bối cảnh nhân loại ngày càng quan tâm đến xây dựng một môi trường bền vững, việc suy nghĩ thấu đáo về vòng đời của mỗi vật liệu càng đóng vai trò càng quan trọng. Việc tái chế vật liệu cũng làm giảm nhu cầu khai thác vật liệu tự nhiên mới, giảm chi phí sản xuất, vận chuyển và làm giảm lượng rác đưa đến các bãi chôn lấp tập trung, giảm thiểu vấn đề ô nhiễm môi trường.
Đọc thêm: Hướng dẫn cách đo đường kính thép vằn bằng thước kẹp