1
Bạn cần hỗ trợ?
Công nghệ sản xuất

Điểm danh các công trình tiêu biểu đã sử dụng thép Hòa Phát

Thép Hoà Phát là một sản phẩm thép chất lượng, có thị phần dẫn đầu ngành thép Việt Nam. Với rất nhiều ưu điểm vượt trội, thép xây dựng Hòa Phát được ưu tiên sử dụng cho rất nhiều dự án đầu tư công trên cả nước. Hãy cùng chúng tôi tìm tìm hiểu các công trình sử dụng thép Hòa Phát trong bài viết dưới đây.

Đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng

Đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng là một trong các dự án đã sử dụng thép Hòa Phát. Đường cao tốc này có tổng chiều dài là 105,5km, với 6 làn xe trong đó 2 làn dừng khẩn cấp, tổng mức đầu tư cho dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng là 45.487 tỷ đồng. Tuyến đường này cho phép xe ô tô chạy với vận tốc tối đa 120 km/h, chiều rộng mặt cắt ngang  trung bình 100m, mặt đường rộng từ 32,5 - 35 m.

Đây là tuyến cao tốc xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, mặt đường được trải lớp tạo nhám dày khoảng 5cm cho phép chạy vận tốc tối đa 120 km/h. Ở gần khu dân cư có hệ thống tường cách âm giảm.

Hệ thống cách âm độc đáo cũng được lắp đặt tại các tuyến cao tốc hiện đại trên thế giới. Đây là tường cách âm đầu tiên được sử dụng tại Việt Nam. Những tấm cách âm này được đặt dọc hai bên cầu sẽ hút toàn bộ tiếng ồn của các phương tiện để tránh ảnh hưởng đến khu dân cư sinh sống ngay cạnh đường cao tốc.

Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng có 9 nút giao liên thông lớn tại các điểm giao cắt với quốc lộ. Bên cạnh đó còn có 17 cầu lớn, 24 cầu trung, 22 cầu vượt và cầu nút giao (với tổng chiều dài cầu là khoảng 14 km). Tại các nút giao lớn có thêm 1-2 làn đường nhập làn cho các phương tiện.

cac-cong-trinh-su-dung-thep-hoa-phat-1

Đọc thêm: Thép HRC là gì? Quy trình sản xuất thép cuộn cán nóng HRC

Cầu Thanh Trì Hà Nội

Cầu Thanh Trì là cây cầu lớn nhất trong 7 cây cầu của Hà Nội bắc qua sông Hồng, được bắt đầu từ điểm cắt quốc lộ 1A tại Pháp Vân (Thanh Trì) và điểm cuối cắt quốc lộ 5 tại Sài Đồng (Gia Lâm). Cầu Thanh Trì có trọng tải H30 – XB80, có nghĩa là: xe tải bánh lốp có tải trọng dưới 30 tấn, cũng như xe bánh xích có tải trọng dưới là 80 tấn thì đủ điều kiện về tải trọng để qua cầu. Cầu chính có chiều dài 3.084 m với tổng chiều dài là hơn 12.000 m, rộng khoảng 33,10m với 6 làn xe chạy (4 làn xe cao tốc), vận tốc cho phép là 100 km/h.

Cầu Thanh Trì khánh thành vào ngày 9/10/2010 – là một trong các dự án đã sử dụng thép Hòa Phát.

cac-cong-trinh-su-dung-thep-hoa-phat-2

Trung Tâm Truyền Hình Việt Nam

Trung Tâm Truyền Hình Việt Nam là công trình có 28 tầng, trong đó có 4 tầng hầm với tổng diện tích mặt bằng là khoảng 32.100m2. Công trình được xây dựng nhằm mục đích củng cố, nâng cao chất lượng và khả năng sản xuất các chương trình phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam. Công trình được triển khai nhờ vào nguồn vốn vay ODA có trị giá lên đến 20,146 tỷ Yên của Chính phủ Nhật Bản. Nguồn vốn vay được sử dụng cho dịch vụ tư vấn thiết kế và giám sát xây dựng, xây lắp và mua sắm các trang thiết bị. Đơn vị trúng thầu thực hiện xây dựng tòa nhà trung tâm chính là Liên Doanh nhà thầu Vinci Construction Grands Projects và Sumitomo Mitsui Construction Co., Ltd dựa trên bản thiết kế của cơ quan tư vấn NHK Integrated Technology Inc., đồng thời là tư vấn lập thiết kế chi tiết của dự án.

Sau khi hoàn thành gói thầu cung cấp 1500 tấn thép, nhờ vào sự uy tín của thương hiệu, Hòa Phát đã vượt qua rất nhiều đối thủ để giành quyền cung cấp thép lần 2 cho dự án Trung tâm Truyền hình Việt Nam với số lượng lên đến 2000 tấn. Hợp đồng cung cấp thép được ký kết thông qua Công ty Cổ phần Thép An Bình – đại lý cấp 1 của Thép Hòa Phát.

cac-cong-trinh-su-dung-thep-hoa-phat-3

Cao tốc Hà Nội – Lào Cai

Đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai có chiều dài 265 km, điểm đầu là nút giao thông giữa quốc lộ 2 với đường cao tốc Bắc Thăng Long – Nội Bài (Hà Nội), điểm cuối là xã Quang Kim (Bát Xát, Lào Cai). Đường cao tốc này là một phần của con đường Xuyên Á AH14.

Phần lớn đường cao tốc sẽ đi theo ven bờ sông Hồng. Tuyến đường này đi qua địa bàn 5 tỉnh bao gồm Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái và Lào Cai, nối cao tốc Côn Minh – Hà Khẩu (Trung Quốc). Đây là một hợp phần trong dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông thuộc Hành lang kinh tế Côn Minh – Hà Nội – Hải Phòng. Điểm đầu nằm tại nút giao thông quốc lộ 18A với quốc lộ 2, điểm cuối nằm tại xã Quang Kim, Bát Xát, Lào Cai, vị trí đấu nối với đường cao tốc Côn Minh - Hà Khẩu (Trung Quốc).

các công trình sử dụng thép Hòa Phát 4

Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1

Dự án Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 là 1 trong 2 nhà máy của Trung tâm Điện lực Mông Dương, thuộc Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia trong giai đoạn 2006-2015. Dự án bao gồm nguồn vốn vay của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), nguồn vốn vay thương mại, từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc và nguồn vốn đối ứng của EVN.

Dự án do EVN làm chủ đầu tư, nhiệm vụ quản lý dự án được giao cho Ban quản lý dự án Nhiệt điện. Nhà thầu Hyundai Engineering and Construction Co., Ltd (Hàn Quốc) đảm nhận cung cấp thiết bị và lắp đặt.

Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 có 2 tổ máy với tổng công suất lắp đặt lên đến 1.080 MW, sản lượng điện phát mỗi năm là 6,5 tỷ kWh; diện tích xây dựng là trên 55ha ở Khu 3, thuộc phường Mông Dương, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 là một các công trình sử dụng thép Hòa Phát, phát điện lên lưới điện quốc gia qua đường dây 500kV mạch kép Mông Dương, trạm biến áp 500kV Quảng Ninh.

cac-cong-trinh-su-dung-thep-hoa-phat-5

Đọc thêm: Hướng dẫn quy trình mở đại lý thép Hòa Phát nhanh chóng

Cầu Vàm Cống

Cầu Vàm Cống là cây cầu dây văng xây dựng bắc qua sông Hậu, nối liền 2 tỉnh là Cần Thơ và Đồng Tháp của Việt Nam.

Cầu Vàm cống cách bến phà Vàm Cống khoảng 3km về phía hạ lưu sông Hậu, sẽ thay thế cụm phà này khi cây cầu đi vào hoạt động. Tổng chiều dài của cầu Vàm Cống là 2,9 km (trong đó, phần cầu chính vượt sông là cầu dây văng với chiều dài 870m và cầu dẫn bê tông cốt thép dự ứng lực 2 phía Đồng Tháp và Cần Thơ với chiều dài gần 2km). Tổng chiều dài của toàn tuyến là 5,75 km.

Mặt cắt ngang cầu (cầu chính và cầu dẫn) là  khoảng 24,5m, được thiết kế với 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ, dải an toàn, dải phân cách, vận tốc thiết kế là 80km/h.

cac-cong-trinh-su-dung-thep-hoa-phat-6

Cầu Cao Lãnh

Cầu Cao Lãnh nằm trong Dự án Kết nối khu vực trung tâm Đồng bằng Mekong.

Cây cầu này là một trong các công trình sử dụng thép Hòa Phát, dự án này có vai trò và ý nghĩa quan trọng, cấp thiết, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và kết nối trục thứ 2 Bắc Nam là đường Hồ Chí Minh kéo dài từ Pác Bó (Cao Bằng) đến Mũi Cà Mau.

Tổng số vốn đầu tư của cầu Cao Lãnh là khoảng 3.000 tỷ đồng, từ nguồn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Australia, nguồn vốn vay của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) và nguồn vốn đối ứng của Việt Nam. Cây cầu được khởi công xây dựng từ ngày 19 tháng 10 năm 2013 và chính thức thông xe từ ngày 27 tháng 5 năm 2018. Cầu Cao Lãnh và cầu Vàm Cống là hai cây cầu trọng điểm trong Dự án giao thông kết nối trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long.

Cầu Cao Lãnh và tuyến kết nối có tổng chiều dài là gần 21,45km, nối thông quốc lộ 30 với quốc lộ 54 của tỉnh Đồng Tháp.

cac-cong-trinh-su-dung-thep-hoa-phat-7

Liên hệ báo giá thép Hòa Phát trên toàn quốc

Hòa Phát là nhà sản xuất thép hàng đầu tại Việt Nam. Với quy trình sản xuất khép kín, đồng bộ, hiện đại theo công nghệ lò cao, lò thổi oxy, thép Hòa Phát được khử sạch sâu các tạp chất, đáp ứng tất cả mọi tiêu chuẩn xây dựng khắt khe nhất trong và ngoài nước. Vì vậy, thép Hòa Phát thường được các nhà thầu, tư vấn giám sát lựa chọn để thi công các dự án trọng điểm quốc gia. Để biết chính xác giá thép Hòa Phát, quý khách hàng hãy truy cập vào thep.hoaphat.com.vn/he-thong-phan-phoi để cập nhật thông tin mới nhất.

Bình luận
Trang chủ tập đoàn
banpr@hoaphat.com.vn
Chat với chúng tôi
Về đầu trang
Phôi thép
Thép cuộn
Thép thanh
Thép cuộn cán nóng
Thép đặc biệt
Sản phẩm liên quan