1
Bạn cần hỗ trợ?
Tin tức

Việt Nam có mức tiêu thụ sắt thép lớn nhất Đông Nam Á

Cuối tháng 5 vừa qua, Hội thảo Sắt thép Đông Nam Á 2017 đã diễn ra tại Khách sạn Sentosa, Singapore, với sự tham gia của hàng trăm doanh nghiệp thép lớn và hiệp hội thép của các nước trong khu vực Đông Nam Á. Công ty Ống thép Hòa Phát đã cử đại diện tham gia hội thảo này.

Tiêu thụ sắt thép khu vực tăng mạnh trong năm 2016

Dẫn đầu đoàn Việt Nam tham gia hội thảo lần này là ông Chu Đức Khải – Phó Chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam. Ngoài Ống thép Hòa Phát, đoàn tham gia hội thảo còn có nhiều tên tuổi khác như Tổng Công ty thép VN, Ống thép Vinapipe, Thép Miền Nam, Tôn Đông Á,…

Tại hội thảo, ông Tan Ah Yong – Chủ tịch hiệp hội sắt thép ASEAN (SEAISI) đã có bài thuyết trình giới thiệu tổng quát về thị trường sắt thép tại khu vực. Mức tiêu thụ sắt thép khu vực tăng mạnh năm 2016, đạt mức 12% và kỳ vọng tiếp tục tăng khoảng 5-6 % trong kỳ tiếp theo.

Tốc độ tăng trưởng của 5 nước Đông Nam Á tiêu thụ thép nhiều nhất ước đạt 5% trong năm 2017 và 5.2% năm 2018, trong đó lớn nhất là Philipin 6.4% và thấp nhất là Singapore 2.5%.

 Quốc gia 2015 (tấn) 2016 (tấn) Tỷ lệ tăng trưởng
Vietnam 18,254,000 22,348,000 22.40%
Thailand 16,686,331 19,212,310 15.10%
Indonesia 11,375,467 12,673,107 11.40%
Malaysia 10,000,135 10,232,260 2.30%
Philippines 8,759,700 10,077,422 15.00%
Singapore 4,015,522 2,832,540 -29.50%
ASEAN 69,091,155 77,375,640 12.00%

Sức tiêu thụ sắt thép của các nước ASEAN

Việt Nam tiêu thụ sắt thép nhiều nhất với hơn 22 triệu tấn và đạt mức tăng trưởng cao nhất trong năm 2016 với 22.4% (so với 2015). Tuy nhiên xét trên phương diện tiêu thụ sắt thép tính trên bình quân đầu người các quốc gia, Việt Nam chỉ đứng thứ 4 trong khu vực với khoảng 240kg/người (năm 2016, theo báo cáo của SEAISI).

Ngành thép Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển

Theo SEAISI, mức tiêu thụ của khu vực Đông Nam Á năm 2017 ước đạt 80 triệu tấn  và tăng lên 90triệu tấn năm vào 2019. Điều này cho thấy, dư địa cho phát triển công nghiệp thép thời gian tới còn rất lớn. Đây cũng là cơ sở để nhiều doanh nghiệp thép lớn ở Đông Nam Á và Việt Nam, trong đó có Hòa Phát đang mở rộng sản xuất.

Tại hội thảo, ông Chu Đức Khải – Phó Chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam cho biết, thị trường Việt Nam có 93 triệu dân, GDP bình quân đầu người tăng liên tục hàng năm, từ 1904 USD năm 2013 lên 2215 USD năm 2016, lạm phát duy trì ở mức thấp, đầu tư bất động sản và cơ sở hạ tầng bắt đầu ấm lên từ năm 2016.

Việt Nam 2015 2016 Tăng trưởng
Sản xuất cán nóng (Tấn)      
- Thép thô 5,647,000 7,811,000 38.3%
- Thép thành phẩm 7,199,000 8,657,000 20.3%
Nhập khẩu 13,881,000 17,480,000 25.9%
Xuất khẩu 2,826,000 3,789,000 34.1%
Tiêu thụ 18,254,000 22,348,000 22.4%

Thực trạng ngành thép Việt nam

Với ngành thép, trong năm vừa qua, Việt Nam là quốc gia sản xuất và tiêu thụ sắt thép lớn nhất trong khu vực nhưng lại đang phải nhập khẩu toàn bộ lượng thép cuộn cán nóng và nhiều mặt hàng khác cho sản xuất và tiêu thụ trong nước. Trong khi Việt Nam đang công nghiệp hóa mạnh mẽ, có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thép.

Cũng theo vị lãnh đạo Hiệp hội thép Việt Nam, trong bối cảnh thuế nhập khẩu của các mặt hàng đang dần về 0%, Việt Nam sẽ tiến hành các biện pháp kỹ thuật phù hợp với các quy định của WTO để bảo vệ sản xuất trong nước, giống như cách của nhiều quốc gia khác trên thế giới đang làm.

Quý 1/2017, sản xuất thép thành phẩm của Việt Nam đạt 4,6 triệu tấn, tăng 18.8% so với quý 1/2016. Trong đó, thép dài đạt 2,2 triệu tấn tấn (tăng 23.8%), thép cán nguội (CRC) đạt gần 1 triệu tấn (tăng 7.8%), ống thép đạt 500 ngàn tấn (tăng 31.6%), sản phẩm mạ đạt 1 triệu tấn (tăng 13.8%).

z675649140469_e76e08c04b6b73584328c0164e982f7f

Chị Nguyễn Diệp Anh (thứ 3 từ trái sang) đại diện cho Công ty Ống thép Hòa Phát tham gia hội thảo cùng đoàn Hiệp hội Thép Việt Nam

Tại Việt Nam, Hòa Phát hiện đang là nhà sản xuất thép hàng đầu Việt Nam với chủng loại sản phẩm đa dạng nhất, dẫn đầu thị phần thép xây dựng, ống thép và đang triển khai mở rộng sản xuất các dòng sản phẩm như thép xây dựng, thép cuộn cán nóng, thép chất lượng cao, ống thép, tôn mạ màu, thép rút dây. Sau khi dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Dung Quất tại Quảng Ngãi hoàn thành vào năm 2019, tổng công suất thép Hòa Phát sẽ đạt 6 triệu tấn, củng cố vị thế dẫn đầu cho ngành thép Việt Nam tại khu vực Đông Nam Á.

Tham gia chương trình hội thảo lần này, Hòa Phát mong muốn tìm kiếm thêm các đối tác nhằm đẩy mạnh việc xuất khẩu các sản phẩm thép trong thời gian tới: Ống thép, tôn mạ kẽm, mạ màu, phôi thép, thép xây dựng…

 

Nghi Trần

Bình luận
Trang chủ tập đoàn
banpr@hoaphat.com.vn
Chat với chúng tôi
Về đầu trang
Phôi thép
Thép cuộn
Thép thanh
Thép cuộn cán nóng
Thép đặc biệt
Sản phẩm liên quan